Hiệp định Geneva Kế hoạch Vance

Hiệp định Geneva
Được viết23 tháng 11 năm 1991
Nơi lưu giữGeneva, Thụy Sỹ
Người kýVeljko Kadijević
Slobodan Milošević
Franjo Tuđman
Mục đíchNgừng bắn trong Chiến tranh giành độc lập Croatia

Kế hoạch Vance là kết quả những nỗ lực của phái đoàn ngoại giao do Cyrus Vance, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc đứng đầu, hỗ trợ bởi Herbert Okun[13] và Marrack Goulding.[14] Phái bộ được gửi đến Nam Tư nhằm mục đích đàm phán chấm dứt các hành động thù địch ở Croatia vào cuối năm 1991. Kế hoạch đề xuất ngừng bắn, bảo vệ dân thường tại các khu vực được chỉ định là Khu bảo về của Liên hợp quốc và khu vực hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Croatia.[13]

Kế hoạch lần đầu tiên được trình lên Tổng thống Serbia, Slobodan Milošević. Milošević nhận thấy kế hoạch hoàn toàn có thể chấp nhận được và hứa rằng sẽ đảm bảo lãnh đạo RSK ủng hộ. Nguyên nhân ông tán thành kế hoạch này vì nó đã đảm bảo duy trì lợi ích lãnh thổ của người Serb năm 1991, giữ lại quyền quản lý của người Serb tại các khu vực lực lượng gìn giữ hòa bình triển khai ở Croatia và cho phép JNA chuyển trọng tâm sang Bosnia và Herzegovina. Sau đó, Vance đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nam Tư,Veljko Kadijević, người cũng tán thành kế hoạch và dường như đã được Milošević thúc giục làm như vậy.[13] Sau khi kế hoạch được Tổng thống Croatia Franjo Tuđman chấp nhận,[13] hiệp định Genève được Tuđman, Milošević và Kadijević ký kết tại Genève, Thụy Sĩ, vào ngày 23 tháng 11 năm 1991.[14] Hiệp định là điều kiện tiên quyết để triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc,[15] bao gồm bốn điều khoản; chấm dứt việc Croatia phong tỏa doanh trại JNA, rút nhân viên và thiết bị của JNA khỏi Croatia, thực hiện lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện thuận lợi cho viện trợ nhân đạo.[16]

Các bên tham gia hiệp định cũng đồng ý triển khai phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Croatia, phái bộ này sau đó đã được ủy quyền thông qua Nghị quyết 721 ngày 27 tháng 11 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc[14] sau yêu cầu chính thức về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình do chính phủ Nam Tư đệ trình một hôm trước đó.[17]

Kế hoạch Vance đã được phê duyệt theo Nghị quyết 721 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như một phần trong Báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc được đệ trình ngày 11 tháng 12,[18] theo Nghị quyết 724 ngày 15 tháng 12 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nghị quyết đó xác định rằng các điều kiện cần thiết để triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình vẫn chưa được đáp ứng. Thay vào đó, LHQ đã triển khai 50 sĩ quan liên lạc để chuẩn bị nhiệm vụ[19] trong khi giao tranh vẫn tiếp diễn trong suốt năm 1991.[20] Việc phong tỏa doanh trại của JNA trong lãnh thổ do HV kiểm soát vẫn được duy trì cho đến tháng 12 năm 1991.[21]

Trong vòng 10 ngày cuối cùng của cuộc họp, Vance đã đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn khác như một thỏa thuận tạm thời.[22] Trở ngại cuối cùng đối với thỏa thuận đã được gỡ bỏ khi Tuđman đồng ý dỡ bỏ việc phong tỏa các doanh trại JNA còn lại trên lãnh thổ do HV nắm giữ vào ngày 25 tháng 12. Điều này đáp ứng các điều kiện của Kadijević về việc thực hiện lệnh ngừng bắn, và Milošević tuyên bố ông không phản đối kế hoạch vào ngày 31 tháng 12.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kế hoạch Vance https://books.google.com/books?id=b3fLRcHYSVAC https://books.google.com/books?id=pXygFoqg-G0C https://books.google.com/books?id=RsY3pK_993EC https://books.google.com/books?id=lVBB1a0rC70C https://books.google.com/books?id=t0nYdgFrdG8C https://books.google.com/books?id=it1IAQAAIAAJ https://books.google.com/books?id=v-VWhYkECOMC https://books.google.com/books?id=qmN95fFocsMC https://books.google.com/books?hl=hr&id=oFXdiS25N7... https://books.google.com/books?id=N9qA2sLb5gkC